Triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2024

1. Rủi ro quốc tế đến từ địa chính trị thế giới khá lớn

Thứ nhất, rủi ro lớn đến từ địa chính trị thế giới đang rất phức tạp. Thế giới đang chuyển mình từ đơn cực (Mỹ đứng đầu) sang đa cực (với sự trỗi dậy  mạnh mẽ từ Trung Quốc).

Nếu tính GDP trên sức mua, thực tế Trung Quốc đã vượt Mỹ cách đây khoảng 2 năm. Tuy nhiên tính GDP được công bố rộng rãi thì Mỹ vẫn hơn Trung Quốc. Nhưng điều này vẫn cho thấy Trung Quốc đang trở lại một cách mạnh mẽ.

Thứ hai, Nga cũng đang chứng minh cho thế giới rằng họ vẫn là một siêu cường về quân sự trên thế giới, không hề yếu đi so với trước đây thời còn là Liên Xô.

Thứ ba, Ấn Độ cũng đã có những hướng đi tương đối độc lập và cũng khẳng định vị thế của mình ở trên trường quốc tế và đang vươn lên một cách mạnh mẽ.

Thứ tư, xung đột chính trị và chiến tranh vẫn phức tạp ở Trung Đông giữa Israel và Palestine. Bên cạnh đó các nước xung quanh như Iran… vẫn đang nhăm nhe có thể xảy ra bùng nổ các cuộc chiến. Nga và Ukraine vẫn xảy ra các xung đột, thậm chí tình hình có thể trở nên gay cấn và phức tạp hơn.

Thứ năm, kinh tế thế giới năm 2024 theo các chuyên gia hàng đầu thế giới dự báo xác suất xảy ra suy thoái khủng hoảng đã giảm bớt. Tuy nhiên việc liên quan đến nền kinh tế vẫn được đánh giá là yếu. Từ đó có thể khiến cho nền kinh tế vẫn có nguy cơ rơi vào suy thoái

Nếu không rơi vào suy thoái thì nền kinh tế thế giới về cơ bản vẫn tương đối yếu và sẽ khiến cho xuất nhập khẩu của chúng ta có thể gặp những rủi ro nhất định.

2. Rủi ro trong nước đến từ Vạn Thịnh Phát

Thứ nhất, tác động của vụ tập đoàn VTP liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và ngân hàng SCB là quá lớn.

SCB là ngân hàng có quy mô tài sản lên đến khoảng 700.000 tỷ. Trước đây thậm chí SCB chỉ đứng sau nhóm BIG4 của nhà nước và SCB cũng có cái quy mô nhân sự tương đối lớn. Bên cạnh đó Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng có quy mô tài sản lên đến vài trăm nghìn tỷ và lượng nhân sự cũng rất lớn. Khi chủ tịch bị khởi tố đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàng chục ngàn nhân sự của tập đoàn này và  nhân sự của các tập đoàn, công ty đối tác liên quan đến Vạn Thịnh Phát.

Ví dụ như các nhà cung cấp khách hàng, những người có nguồn thu nhập chính là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB sẽ bị ảnh hưởng. Hãy tưởng tượng, có một người làm tại VTP và chiếm 50 – 80% thu nhập chính trong gia đình. Đến khi các tập đoàn này ảnh hưởng khó khăn thì gia đình này cũng sẽ gặp khó khăn. Tức là có những tính toán cho thấy việc khó khăn này có thể ảnh hưởng gấp 5 – 6 lần số lượng người bị ảnh hưởng. Chính vì thế kinh tế thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng rất lớn.

Người ta đưa ra ước tính thiệt hại bị ảnh hưởng trực tiếp khoảng 50.000 người và ảnh hưởng gián tiếp khoảng 400.000 người.

Điều này khiến kinh tế tại Hồ Chí Minh nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung tăng trưởng rất yếu.

Năm 2023 là năm đầu tiên thuế thu nhập cá nhân tại Hồ Chí Minh giảm, thể hiện sự suy yếu, khó khăn của kinh tế.

Thứ hai, niềm tin tiêu dùng của người dân cũng như của nhà sản xuất, các doanh nghiệp nội địa tương đối kém. Tăng trưởng tiêu dùng tuy vẫn tăng nhưng ở mức thấp, phản ánh sự khó khăn trong thu nhập của người dân, đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh.

May mắn đó là sự trở lại của khách quốc tế tương đối đông nhưng điều đó vẫn không thể vơi bớt đi những khó khăn đối với mọi người. Trong năm 2023, có 10/12 tháng chỉ số PMI dưới 50 điểm. Điều này cho thấy các nhà sản xuất trong nước không gia tăng việc mua hàng, thậm chí quay về mức phòng thủ.

Khi các doanh nghiệp phòng thủ, họ sẽ không mở rộng sản xuất kinh doanh, từ đó không tạo ra việc làm, không tạo ra sản lượng lớn nên người dân sẽ bị điều chỉnh thu nhập. Tình trạng này có thể vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2024. 

3. Tăng trưởng GDP kỳ vọng trở lại nhờ động lực?

AzFin kỳ vọng tăng trưởng kinh tế GDP sẽ trở lại tốt trong năm 2024. Nếu không có những diễn biến quá bất ngờ thì kinh tế có thể tăng trưởng mạnh trở lại từ năm 2024. Vậy đâu là động lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2024?  

Về hoạt động đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2023, chúng ta có thể thấy tổng vốn đăng ký FDI có 13.43 tỷ USD nhưng cả năm 2023 đã lên tới 36.61 tỷ USD. Điều này cho thấy riêng 6 tháng cuối năm đăng ký FDI khoảng 23,18 tỷ USD. 

Về giải ngân trong 6 tháng đầu năm là 10.02 tỷ USD và cả năm là 23.18 tỷ USD. Cho thấy 6 tháng cuối năm lên tới 13.16 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với 6 tháng đầu năm và với xu hướng này, AzFin kỳ vọng 2024 có thể GDP sẽ đạt mức kỷ lục.

Bên cạnh đó, đầu tư nhà nước có thể thấy 6 tháng đầu năm có 370.5 nghìn tỷ thì cả năm đã lên đến 953.6 nghìn tỷ. Riêng 6 tháng cuối năm đã gần 600.000 tỷ, gấp rưỡi so với đầu năm và với động lực đầu tư mạnh như thế này thì kinh tế năm 2024 sẽ kỳ vọng có một sự tăng trưởng bứt phá mạnh mẽ hơn so với năm 2023.

Ngoài ra tăng trưởng tín dụng cuối năm 2023 tăng rất mạnh, AzFin thống kê 8 tháng đầu năm chỉ đạt 5.57% tăng trưởng tín dụng, nhưng đến ngày 21/12/2023 đã đạt 11.09%. Chưa đến 4 tháng mà tăng trưởng tín dụng đã đạt tới 5.5%. 

Khi lãi suất về mức thấp kỷ lục thì tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ rất cao, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần tạo ra dòng tiền hướng đến các kênh đầu tư tài sản rủi ro ví dụ như cổ phiếu, bất động sản…

4. Xuất nhập khẩu xác nhận xấu nhất đã qua, tăng trưởng từ tháng 10​

Về xuất nhập khẩu xác nhận là thời điểm xấu nhất đã qua và tăng trưởng so với cùng kỳ từ tháng 10.

Trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 164.45 tỷ USD, giảm 12.1% nhưng cả năm đạt 355.5 tỷ USD giảm 4.4%. Điều này cho thấy 6 tháng cuối năm xuất khẩu cao hơn khá nhiều so với 6 tháng đầu năm. 

Nhập khẩu tương tự như vậy, 6 tháng đầu năm là 152.2 tỷ USD giảm 18.2% nhưng cả năm là 327.5 tỷ USD giảm 8.9%.

Xuất siêu 6 tháng đầu năm 12.25 tỷ USD thì cả năm 28 tỷ USD. Điều này cho thấy xuất nhập khẩu đã “cầm máu” được còn việc tăng trở lại so cùng kỳ đã bắt đầu rồi nhưng AzFin đánh giá xuất nhập khẩu vẫn sẽ tăng nhưng tăng từ từ vì nền kinh tế thế giới còn yếu, các nước nhập khẩu của chúng ta vẫn còn có sự khó khăn về kinh tế. Do đó tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ trở lại nhưng trở lại một cách từ từ. Nếu có thể tăng trưởng mạnh vẫn phải là cuối năm khi các doanh nghiệp FDI giải ngân.

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao do đó XNK ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế xã hội và đời sống người dân.​

 

FDI giải ngân tăng mạnh, hàng tồn kho tại các nước suy giảm về mức bình thường sẽ giúp cho tình hình XNK cải thiện năm 2024.​

XNK đã tăng trở lại từ tháng 10/2023, tuy nhiên nền cuối 2022 là thấp do đó cần thêm thời gian để đánh giá yếu tố này. 

Ngoài ra dự báo kinh tế thế giới sẽ yếu năm 2024 là rào cản cho XNK.​

5. Lãi suất – Lạm phát thấp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam

Lãi suất và lạm phát AzFin dự báo cho năm 2024 vẫn ở mức tương đối, thậm chí đến cuối năm 2023 lãi suất đã về mức thấp kỷ lục với việc lãi tiền gửi ngân hàng 3 tháng trung bình 3.19%, 6 tháng trung bình 4.34%; 1 năm trung bình 4.78% đối với bốn ngân hàng lớn thương mại phần lớn bao gồm là MBB, ACB, TCB và VPB. Đây là mức huy động thấp kỷ lục và lãi suất cho vay ra cũng đang giảm về mức thấp gần như kỷ lục.

Năm 2024 AzFin dự báo lạm phát trong nước sẽ kiểm soát thấp và năm 2023 là 3.54% thì năm 2014 AzFin cho rằng lạm phát có thể kiểm soát thấp ở mức dưới 4%. Nguyên nhân đó là lạm phát trong nước năm 2023 thấp và hàng hóa nguyên vật liệu vẫn chưa có dấu hiệu bật mạnh nhưng nguy cơ lạm phát có thể tăng cao đến từ việc giá điện hiện nay EVN vẫn lỗ rất nhiều và vẫn phải bù lỗ Vậy nên việc tăng giá điện là tất yếu và sẽ xảy ra khi phù hợp. Lúc đó chính phủ sẽ cần phải tính toán.

Tiếp theo về lạm phát thế giới cũng đang giảm và không có nhiều áp lực khiến việc Việt Nam phải nhập khẩu lạm phát. Ví dụ, ở Mỹ hay các nước Châu Âu lạm phát cao thì khi đó giá hàng hóa cao, khi nhập vào tăng giá cao sẽ khiến cho đầu dạng tăng cao thì đấy gọi là nhập khẩu lạm phát và hạ lạm phát nhờ chi phí đẩy.

Nhưng có một điều rất thú vị là Việt Nam đang được hưởng lợi vì hai năm qua lạm phát rất thấp cho dù thế giới rất cao đó là nhờ Trung Quốc. Thực tế Trung Quốc đã giúp Việt Nam rất nhiều, không phải Trung Quốc cố tình giúp mà do tự nhiên họ đã giúp Việt Nam rất nhiều trong việc duy trì lạm phát thấp trong mấy năm qua, bất chấp thế giới gặp rất nhiều khó khăn. 

Vì nguyên vật liệu ở Việt Nam hay máy móc đều nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và Việt Nam là nước nhập siêu của Trung Quốc lên đến hàng chục tỷ USD. Quy mô nhập khẩu của Trung Quốc lên đến vài chục thậm chí hàng trăm tỷ USD thì khi Trung Quốc lạm phát thấp tức là giá hàng hóa mức thấp, khi Việt Nam nhập được hàng hóa Trung Quốc giá thấp sẽ không bị lạm phát cao.

Còn nếu Việt Nam nhập nguyên vật liệu hàng hóa ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… thì chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Vậy vì sao cả thế giới lạm phát cao mà Trung Quốc lại lạm phát thấp, thậm chí có giai đoạn Trung Quốc còn sợ bị giảm phát?

Đó là vì Trung Quốc được hưởng lợi rất lớn từ chiến tranh Nga và Ukraine. Khi Châu Âu cấm vận dầu khí của Nga và Nga lại bán dầu khí cho Trung Quốc với giá chiết khấu khoảng 20 – 40%. Bên cạnh đó là than đá của Nga, Trung Quốc cũng nhập khẩu rất nhiều thì khi đó họ có được nguyên vật liệu giá rẻ hơn 20 – 30% so với nước khác nên giá thành thấp, lạm phát thấp, thậm chí giảm trong một vài tháng. Đây là một điều tốt chứ không phải là giảm phát giống như Nhật Bản, từ đó Việt Nam cũng được hưởng lợi lạm phát tương đối thấp.

Năm 2024 AzFin đánh giá điều này không thay đổi nhiều. Vì vậy cho nên khả năng cao Việt Nam lạm phát vẫn tương đối thậm có thể ở mức dưới 4%. Khi lạm phát thấp sẽ tạo nền tảng tiền đề cho lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp.

Hiện nay lãi suất gửi ngân hàng 1 năm của bốn ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất là 4.78% thuộc dạng thấp kỷ lục nhưng vẫn có lãi thực dương bởi vì lạm phát có 3.54%. Do đó lãi thực dương vẫn khá cao và vẫn duy trì được lãi suất ở mức thấp.

Lãi suất đã về mức thấp kỷ lục tương đương thậm chí thấp hơn đầu năm 2022.​

 

2024 dự báo tiếp tục thấp nhờ:​

  • Lạm phát trong nước kiểm soát thấp hơn kỳ vọng: 3.54%.​
  • Lạm phát thế giới đang giảm và không có nhiều áp lực nhập khẩu lạm phát.​

Lãi suất có thể tăng trở lại cuối 2024

6. Tỷ giá dự báo ổn định

Một yếu tố tác động rất lớn đến nền kinh tế cũng như đến thị trường chứng khoán đó là tỷ giá dự báo là ổn định. Tuy có lúc tỷ giá Việt Nam mất tới khoảng độ 4 – 5% cuối năm 2023 hoặc về quý 03/2023 đến đầu quý 04/2023 tỷ giá có lúc mất giá rất mạnh nhưng nếu so sánh với các nước trên thế giới thì tỷ giá như vậy là tương đối ổn định. Vì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã có lúc tăng từ 3 – 5% trong một thời gian rất ngắn khiến cho tỷ giá của các nước trên thế giới đều biến động rất mạnh. Năm 2024 AzFin cho rằng yếu tố tỷ giá sẽ tốt hơn rất nhiều so với 2023.

Sự ổn định nhờ vào các yếu tố như sau:

Thứ nhất, xuất khẩu ròng năm 2023 tới 28 tỷ USD và có thể tiếp tục xuất khẩu ròng phần nào vào năm 2024. Từ đó mang lại thặng dư thương mại về USD bớt căng thẳng

Thứ hai, kiều hối của Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD, AzFin cho rằng có thể đạt 15 tỷ USD thì số liệu này phải cần thêm thời gian mới có thể đưa ra con số chính xác. 

Ngày 20/12/2023, thành phố Hồ Chí Minh có họp báo và đưa ra lượng kiều hối năm 2023 đạt khoảng 9 tỷ USD. Như vậy cả năm có thể đạt được 13 – 16 tỷ USD. Thì đó cho thấy nguồn đô cung rất lớn về Việt Nam.

Thứ ba, FDI giải ngân cao kỷ lục với mức 23.18 tỷ USD.

Cộng 03 yếu tố trên sẽ có khoảng độ 65 – 67 tỷ USD ròng vào Việt Nam.

Tất nhiên Việt Nam cũng có dòng tiền ra nước ngoài khá nhiều từ việc đi khám chữa bệnh, đi du học. Thậm chí rất nhiều người chuyển tài sản của mình sang các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, Úc… Nhưng dù sao thặng dư của Việt Nam với USD vẫn lớn, từ đó giúp ổn định tỷ giá.

Yếu tố tiếp theo khiến tỷ giá có thể ổn định chính là lạm phát của Mỹ đã, đang giảm về mức 3%. Hiện nay lạm phát của Mỹ đã thấp hơn Việt Nam.

Khi lạm phát của Mỹ thấp thì dự báo quý 02/2024 lãi suất của FED có thể bắt đầu giảm. Trên thực tế lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm rất mạnh từ mức 5% cao kỳ lục vào tháng 10/2023 đến cuối năm 2023 chỉ còn 3.9% và xu hướng này sẽ có thể tiếp tục giảm vì lạm phát sẽ có dấu hiệu giảm, khi lạm phát Mỹ giảm, lãi suất Mỹ giảm, áp lực lên tỷ giá giảm. Từ đó giúp cho tỷ giá của Việt Nam có thể ổn định hơn so với năm 2023, tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, khiến cho FDI tăng và ổn định hơn góp phần thúc đẩy kinh tế của Việt Nam.

Tuy có lúc mất giá khá mạnh và nhanh tuy vậy tỷ giá VND được coi là ổn định top đầu thế giới.​

 

Cho 2024 xác suất ổn định cao nhờ:​

  • Xuất khẩu ròng lớn năm 2023, và có thể tiếp tục XK ròng 2024.​
  • Kiều đối đạt trên 10 tỷ USD.​
  • FDI giải ngân cao kỷ lục 23.18 tỷ

7. Kết luận

Trên đây chính là những đánh giá toàn diện của AzFin Việt Nam dự báo về kinh tế vĩ mô cho năm 2024. Tuy rằng thách thức vẫn còn nhưng cơ hội là lớn hơn, hồi phục đang ngày càng rõ ràng hơn.

Hãy theo dõi AzFin thường xuyên vì nó luôn đem lại những bài viết thú vị và nhiều bài học bổ ích về đầu tư.

 

Bài viết cùng danh mục